call
Câu chuyện Bông Sen từ mọi góc nhìn

Đề tài để tham luận:

Câu chuyện Bông Sen từ mọi góc nhìn

Nói về Bông Sen hay Hoa Sen cũng vậy, là một đề tài quen thuộc, mọi người ai ai cũng biết Hoa Sen, nhưng để có cái nhìn nhiều mặt, cái nhìn tỉ tỉ sâu sắc hơn thì chúng ta tạm thời có những ý kiến sau:

1. Từ góc độ nhà nghiên cứu cây trồng: Cây Hoa Sen nó có gồm đủ các bộ phận của một loài cây; Có rễ, có thân, có lá, có hoa quả và hạt. Rễ cây nằm ở trong bùn, nó phát triển thành củ Sen, loại củ có nhiều chất bổ dưỡng, có màu đen nâu, có nhiều lỗ như tổ ong. Tiếp trên củ là thân, nó cũng nằm trong bùn, có màu vàng nhạt (hay còn gọi là ngó sen), thân liền lạc không có lỗ sần sùi như củ sen, từ nơi thân mới mọc ra cọng lá và cọng của hoa, trồi ra khỏi bùn và vươn lên trên khỏi mặt nước phát triển thành lá, thành hoa, hương Hoa Sen rất thơm, mùi thơm nhè nhẹ, lan tỏa. Cánh hoa màu sắc thắm tươi ai nhìn cũng thích, đến khi hoa tàn thì búp sen kết thành hạt sen, một loại thức ăn thức uống đầy bổ dưỡng.

2. Góc nhìn từ người trồng hoa: Từ những cánh đồng sen bát ngát, nhà nông vui vẻ đón nhận, đây là một nguồn thu nhập đáng kể từ hạt hoa sen

3. Góc nhìn từ người cuộc sống dẫn giả:

“Trong đầm gì đẹp bằng sen,
Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng,
Nhụy vàng bông trắng lá xanh,
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.”

Ca Dao Việt Nam

Nơi dân giả chốn bình an cũng đã có lời khen tặng hoa sen.

4. Góc nhìn từ Nhà Thơ: Người thơ hay mượn hoa sen làm điểm tựa để trao gửi tâm tình:

“Hôm qua tát nước đầu đình
Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen
Em được thì cho anh xin
Hay là em để làm tin trong nhà …”

5. Góc nhìn từ Người Thầy Thuốc: Lá sen, tim sen có thể làm thuốc an thần, hạt sen thì bổ dưỡng (chè hạt sen là món ăn khoái khẩu)

6. Mùa hạ năm nay hồ sen ở A-ĐỀ sẽ trổ hoa nhiều hơn, Tứ Chúng A-ĐỀ đã chăm bón rãi phân cho hồ sen thêm tươi tốt.

7. Mỗi một Quốc gia trên thế giới đều có tự chọn cho mình một loại hoa tiêu biểu gọi là Quốc Hoa. Nước Nhật có Hoa Anh Đào, nước Hà Lan có Hoa Tulip … thì hoa sen vinh dự được chọn là Quốc Hoa của Việt Nam (có đăng ký với thế giới).

8. Góc nhìn từ Người Tu Phật:

“ Mở màng chỉ một cành hoa
Kết chung chỉ một Phật Đà Như Lai”

Tịnh Vương Nhất Tôn
(nhân duyên có 02 câu thơ này xin được kể trong 01 bài khác)

9. Hoa sen được thể hiện trong Kinh A Di Đà: “… TRÌ TRUNG LIÊN HOA, ĐẠI NHƯ XA LUÂN  … => Giữa hồ sen lớn như chiếc bánh xe”, nơi cảnh giới Tịnh Độ của Đức Phật A Di Đà

10. Hoa sen làm biểu tượng đài sen Chư Phật và hàng Bồ Tát ngự trên tòa, tiêu biểu ngự trên vạn pháp, hoa sen cũng tượng trưng cho vạn pháp …

11. Cành hoa sen mà Đức Bổn Sư Thích-Ca-Mâu-Ni Phật đưa lên trong chúng hội, mọi người còn đang ngơ ngát không hiểu Đức Phật khai thị Pháp gì, thì chỉ riêng Ngài Ma-Ha-Ca-Diếp mĩm cười, được Đức Bổn Sư chứng minh cho Ngài Ma-Ha-Ca-Diếp chứng đắc Thực-Tướng Vô-Tướng Tam-Muội pháp môn.

12. Có một cách Tu: Những gì (lời khen, tiếng chê) người ta đưa đến cho mình mà mình không nhận thì tự nó trả về cho người mang đến. Đây cũng là một đường lối Tu tốt, làm như vậy để tránh bị nhiễm bởi trần cấu, trọn giữ thanh tịnh tâm, xa rời phiền não, kề cận Bồ Đề. Nhiều Bậc Tu Phật cầu lấy con đường này để cầu Phật Quả.

13. Con đường Tu Pháp Tạng do Đức Tăng Chủ chỉ dạy: Đi vào SẮC-THANH-HƯƠNG-VỊ mà không nhiễm, thì hoa sen được xem như một biểu tượng, một hình mẫu cao quý, vì hoa sen được mọc lên từ bùn nhơ mà vẫn tỏa hương cho đời một loại hương thanh khiết ngào ngạt, tích hợp từ chất bùn nhơ chuyển hóa thành chất bổ dưỡng cho đời.

14. GIẢI PHÁP CHO BÀI TOÁN: Làm thế nào để đi vào SẮC-THANH-HƯƠNG-VỊ mà không nhiễm. Thử tìm câu trả lời ngay trong chiếc lá của hoa sen. Những chiếc lá khác khi nhúng vào nước thì nó ướt, khi đưa ra khỏi nước nó cũng bị ướt, nhưng chiếc lá sen khi đưa ra khỏi nước thì không có giọt nước nào đọng lại, mình nên tu như vậy. Vào SẮC-THANH-HƯƠNG-VỊ cũng nên như thế.

15. Góc nhìn từ Người Tu: Hoa sen với từng ấy câu chuyện, nhìn vào ĐỨC TÁNH ấy ai mà chẳng thán phục, ai mà không mến, trân quý. Từ đấy mình nên lấy các đức tánh tốt đẹp của hoa sen làm gương để tu.

16. Mình là ai ? - Ta đứng nhìn hoa sen với đôi mắt cảm mến thán phục, yêu quý, muốn tận hưởng những gì có được từ hoa sen. Hoa sen ơi ! Hãy cho ta mọi thứ của ngươi ! Nhưng hoa sen đâu có trả lời cho quý vị, những gì dâng hiến cho đời nó đã làm hết rồi, nó thoát cả rồi, chỉ để lại trong lòng quý vị sự cảm mến hối tiếc ?

17. Mình với hoa sen là một. Hãy tu như cây hoa sen đã làm, thì mình chắc sẽ trổ hoa như cánh sen. Mình đừng để thế nhìn Ta với hoa sen là HAI, hãy là MỘT đi. Hãy xem những gì mà mọi người chung quanh mang đến cho mình lời hay tiếng đẹp, những lời chê bai khinh báng, hãy xem là chất liệu mang đến cho hoa sen. Hãy dung nạp những thuận thương nghịch ghét đó thành chất phân bón cho cây hoa. Ở đây cũng cần nhấn mạnh thêm ở chỗ Ta cần DUNG NẠP cả chớ đừng nói như kiểu gạt bỏ đi, Ta không thèm bận tâm, mày nói kệ mày tao không cần nghe. Như vậy thì khác nào cây hoa sen kia xua đuổi chất bùn nhơ, làm sao trưởng thành, mà mình phải tự kiểm sâu sắc hơn nữa, do mình chưa đủ ĐỨC nên chúng nó mới nói vậy, nếu Mình tu hoàn mỹ hơn thì sẽ không còn cái sự kia.

18. Nếu như cây hoa sen kia không chịu tiếp nhận những thứ bẩn nhơ từ trong bùn lầy thì cây hoa sen có trưởng thành được chăng ? Cũng vậy nếu như Ta Tu Phật mà không thích, không chịu nghe những lời khen tiếng chê, trách mắng, từ chối nó như phủi bỏ một loại bùn nhơ thì liệu chăng có thể trưởng thành bồ đề được sao ?

Đâu đó trong Kinh Phật còn có nói: “PHIỀN NÃO TỨC BỒ ĐỀ”. Ta hãy tu học như cành sen, biết tiếp thu, biết nhận tất cả những SẮC-THANH-HƯƠNG-VỊ của cuộc đời để chuyển hóa nó thành hương vị của Giác Ngộ. Cũng như hoa sen, biết chuyển hóa các thứ bùn bẩn để trở thành một loại hương sắc thanh cao cho đời. PHẬT PHÁP BẤT LY THẾ GIAN GIÁC là ở đây Quý Vị ạ./.

Ngày 17/4/2020
Tạng Nguyên

Đối tác & Nhà tài trợ


TẠNG BẢO HỘI THƯỢNG
  • Rừng A Đề
  • Thôn: Vạn Thuận
  • Xã: Ninh Ích
  • Thị xã: Ninh Hòa
  • Tỉnh: Khánh Hòa
  • Điện thoại: (+84) 0394 960 870
  • Email: info.ptpgvn@gmail.com
PHÁP BẢO BÌNH TRIỆU
  • Số: 56/36/6
  • Đường: Số 4, Khu phố 2
  • Phường: Hiệp Bình Chánh
  • Quận: Thủ Đức
  • Thành Phố: Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: (+84) 0907 844 619
PHÁP BẢO THANH KHÊ
  • Số: K718/51B
  • Đường: Trần Cao Vân
  • Phường: Xuân Hà
  • Quận: Thanh Khê
  • Thành Phố: Đà Nẵng
  • Điện thoại: (+84) 0917 284 767